Mục tiêu của tôi là đưa Grab đến với mọi người dân Việt Nam
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.Thái Lan 'chơi sốc' khi giảm giá vé máy bay ngay cao điểm tết té nước
Chiều 16.1, nhà thơ Thanh Thảo đã về Trường THPT Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) để trao học bổng "Thầy tôi" cho học sinh ở vùng Sơn Mỹ (thuộc thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê).Đợt này, nhà thơ Thanh Thảo trao học bổng "Thầy tôi" cho 15 học sinh ở Sơn Mỹ, 3 triệu đồng/học sinh. Đây là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khó khăn đột xuất trong đời sống nhưng có có tinh thần vươn lên trong học tập.Số tiền 45 triệu đồng nói trên từ nguồn nhuận bút các bài báo, bài thơ của nhà thơ Thanh Thảo dành dụm trong một năm qua. Ông muốn số tiền này giúp các học sinh Sơn Mỹ mua đồ dùng học tập hoặc cho gia đình các em mua bánh, mứt… trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Học bổng "Thầy tôi" chính là tiếp nối liên tục học bổng mang tên "Vì trẻ em Sơn Mỹ" do nhà thơ Thanh Thảo sáng lập cách đây 27 năm. Đây cũng là năm thứ 2 nhà thơ lấy tên học bổng "Thầy tôi" để trao cho học sinh vùng quê Sơn Mỹ. Với tên gọi này, nhà thơ Thanh Thảo muốn nhắn nhủ học sinh Sơn Mỹ phải luôn nhớ đến công ơn sâu nặng của thầy cô giáo, ra sức học tập, rèn luyện, tri ân những người đã dạy dỗ mình nên người.Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Quảng Ngãi cũng trao 20 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các học sinh vùng quê Sơn Mỹ.
IDP đầu tư mở rộng tại Việt Nam và công nghệ giáo dục mang tính bước ngoặt
Vượt lên trên một giải marathon thuần túy, VPBank Hanoi Marathon đã trở thành giải chạy biểu tượng của Hà Nội, một ngày hội của giới chạy bộ trong nước và nhiều du khách quốc tế muốn trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của Hà Thành theo một cách rất riêng. Khung cảnh hàng ngàn người bên hồ Hoàn Kiếm sải bước dưới ánh nắng mật ong của mùa thu Hà Nội qua những danh thắng Thăng Long lịch sử có lẽ sẽ là hình ảnh hoàn hảo nhất cho thấy một Việt Nam đang bừng sáng, thịnh vượng trọn vẹn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
ĐBSCL xâm nhập mặn vượt lịch sử, Tây nguyên 139 hồ cạn nước
Nhiều hướng dẫn viên du lịch tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hầu hết các đoàn khách quốc tế đến đảo ngọc đều vào viếng Thiền viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc. Sáng 3.2, ghi nhận tại Thiền Viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc (tọa lạc xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc), khách nước ngoài bắt đầu đổ về từ 9 giờ sáng. Càng về sau, lượng khách càng đông hơn. Khách nước ngoài đến Phú Quốc có 2 dạng: những nhóm nhỏ lẻ thường thuê xe máy đi tham quan tự túc, những nhóm đông người tham quan bằng ô tô thông qua các công ty lữ hành. Chia sẻ với chúng tôi, anh Dũng, một hướng dẫn viên tự do cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán, anh phải làm việc hết công suất. Sáng 3.2, anh dẫn đoàn khách nước ngoài gồm 27 khách, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. "Trưa cùng ngày, đoàn sẽ ra sân bay Phú Quốc. Dù lo sợ trễ giờ so với lịch trình tour, nhưng vì chiều lòng khách, tôi ráng đưa đoàn tham quan chùa Hộ Quốc. Đây cũng là điểm cuối cùng trước khi đưa đoàn ra sân bay làm thủ tục", anh Dũng nói.Tại chùa Hộ Quốc, nhiều khách quốc tế cũng viếng chùa như người Việt, chắp tay, khấn vái và dâng hương. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Quốc Tuấn (hướng dẫn viên tự do), Phú Quốc bắt đầu đông khách từ tháng 10.2024. Anh đã đi hướng dẫn liên tục từ thời điểm đó cho đến nay và hầu như đoàn nào anh dẫn cũng ghé qua chùa Hộ Quốc.Đối với tất cả đoàn khách, đặc biệt là khách quốc tế, trước khi vào chùa tham quan hay chiêm bái, anh Tuấn đều hướng dẫn nhanh từ trang phục tới lễ nghi, ăn nói nhẹ nhàng... "Đối với các đoàn có người theo đạo Phật, họ thực hiện rất tốt nơi tôn nghiêm; còn các đoàn không có đạo, họ chỉ đến chụp hình check-in rồi rời đi", anh Tuấn nói thêm.Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc cho biết, trong những ngày Tết Ất Tỵ, Phú Quốc đón rất nhiều khách quốc tế. Đó là điều đáng mừng cho du lịch đảo ngọc. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Phú Quốc gần đây là chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, Phú Quốc cũng đang gặp khó khi mà lực lượng hướng dẫn viên hiện nay sở trường ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.